Bitcoin halving và những tác động đến người chơi tiền số
Bitcoin halving diễn ra bốn năm một lần khi phần thưởng khai thác của thợ đào giảm, khiến giá tiền mã hóa lớn nhất thế giới biến động mạnh.
Giữa lúc giá Bitcoin liên tục lập đỉnh, sự chú ý của cộng đồng lại dồn về sự kiện halving diễn ra vào tháng 4. Bitcoin halving được chờ đợi vì tác động trực tiếp đến toàn ngành, từ thợ đào, người sở hữu tiền số cho đến các công ty buôn bán máy đào chuyên dụng và cả ngành năng lượng.
Bitcoin halving là gì?
Ban đầu, thuật ngữ Bitcoin halving chủ yếu dành cho thợ đào – những người trực tiếp tạo ra Bitcoin bằng cách xác thực giao dịch thông qua việc giải các bài toán phức tạp để mở khối mới (block). Sau mỗi khối được khởi tạo, thợ đào nhận về một lượng Bitcoin (BTC) nhất định, gọi là phần thưởng.
Để hạn chế lạm phát khi quá nhiều thợ đào cùng tham gia, Nakamoto Satoshi – cha đẻ Bitcoin – đã thêm một đoạn code để cứ sau 210.000 khối khai thác, phần thưởng sẽ giảm một nửa. Thuật toán này được gọi là Bitcoin halving.
Trung bình bốn năm một lần, halving sẽ diễn ra. Điều này khiến việc khai thác Bitcoin ngày một khó, từ đó tạo ra sự khan hiếm và loại bỏ những thợ đào không hiệu quả khỏi mạng lưới.
Ba lần “giảm một nửa” trước đó đã xảy ra vào năm 2012, 2016 và 2020. Lần đầu tiên diễn ra khi phần thưởng cho thợ đào giảm từ 50 xuống 25 Bitcoin mỗi khối.
Năm 2016, phần thưởng khai thác còn 12,5 Bitcoin. Từ ngày 11/5/2020, thợ đào nhận 6,25 Bitcoin khi mỗi khối mới được tạo. Với sự kiện halving vào tháng 4, phần thưởng của thợ đào sẽ giảm còn 3,125 Bitcoin. Chu kỳ này sẽ tiếp diễn cho đến khi tổng cộng 21 triệu Bitcoin trên toàn mạng được khai thác hết, dự kiến vào năm 2140.
Vì sao cần có sự kiện Bitcoin Halving?
Sự kiện giảm một nửa Bitcoin được thiết lập nhằm mục đích tạo ra Bitcoin được điều chỉnh và giới hạn theo thời gian. Qua quá trình này, khả năng cung cấp Bitcoin mới trên thị trường được kiểm soát để ngăn chặn tình trạng tạo ra quá nhiều Bitcoin và gây tắc nghẽn.
Bitcoin Halving được thiết lập để điều chỉnh quá trình tạo ra Bitcoin, từ đó đảm bảo tính khan hiếm của nó. Khi mỗi chu kỳ Halving diễn ra (khoảng mỗi 210,000 block), số lượng Bitcoin được tạo ra mới thông qua quá trình đào Bitcoin giảm đi một nửa. Yếu tố này có tác dụng tích cực đối với việc kiểm soát quy trình cung cấp, tạo nên sự khan hiếm và áp lực tăng giá.
Quá trình này cũng đảm bảo khi nguồn cung mới giảm thì việc sử dụng phí giao dịch để thưởng cho người đào trở nên quan trọng hơn. Nền tảng giúp duy trì tính bền vững của mạng lưới Bitcoin sau khi tổng cung Bitcoin đã được khai thác hết.
Từ đó khuyến khích người đào tham gia vào mạng lưới để duy trì khả năng tính toán, đảm bảo tính an toàn của các hoạt động giao dịch trên mạng. Halving ngăn chặn việc tạo ra quá nhiều Bitcoin một cách đột ngột, đảm bảo tính ổn định của hệ thống. Đồng thời, nó sẽ duy trì tính khan hiếm theo chuẩn quy định của Bitcoin. Ngoài ra, cách giảm phần thưởng cho những người đào Bitcoin thông qua việc giảm số lượng phân nữa có thể tạo ra sự cân bằng mạng lưới hoạt động và đảm bảo tính bền vững của hệ thống Bitcoin.
Tác động của Bitcoin halving
Chịu tác động lớn nhất là giá Bitcoin. Với người nắm giữ tiền số, tổng số coin của họ không đổi sau sự kiện. Tuy nhiên, nếu muốn mua thêm, họ có thể gặp khó vì phần thưởng giảm, khiến nguồn cung không còn dồi dào. Điều này gây mất cân bằng cung cầu, làm cho giá Bitcoin có thể tăng vài tháng sau đó.
Ví dụ, giá Bitcoin trước halving vào tháng 11/2012 là 12 USD, nhưng gần một năm sau tăng lên gần 1.000 USD. Với lần halving thứ hai vào tháng 7/2016, giá Bitcoin giảm xuống 670 USD rồi tăng lên 2.550 USD vào tháng 7/2017, sau đó đạt 19.700 USD cuối năm đó.
Sau lần “giảm một nửa” gần nhất vào tháng 5/2020, giá Bitcoin đã tăng 430% từ 11.500 lên 61.300 USD giữa tháng 3/2021, trước khi lập đỉnh 69.000 USD vào tháng 11/2021.
Kinh Nghiệm từ mùa Halving Trước Đó
Sự kiện Halving Bitcoin không chỉ ảnh hưởng đến thưởng cho thợ đào và tốc độ cung cấp Bitcoin, mà còn liên quan chặt chẽ đến giá trị của Bitcoin như một dạng vàng kỹ thuật số chống kiểm duyệt. Bitcoin là một tài sản giá trị, có thể đóng vai trò như một cách phòng thủ chống lạm phát. Sự kiện Halving làm rõ chính sách tiền tệ dự đoán và minh bạch của Bitcoin, nổi bật so với chính sách tiền tệ không dự đoán và khó đoán của tiền tệ quốc gia.
Hiệu Ứng của Sự Kiện Halving Trước Đó
Các sự kiện Halving trước đã thu hút sự chú ý vì thường đi trước những biến động giá đáng kể trên thị trường Bitcoin. Sự kiện Halving đầu tiên vào năm 2012 đã làm tăng giá Bitcoin từ khoảng 12 đô la lên gần 1,150 đô la trong một năm. Tương tự, sự kiện Halving năm 2016 đã kèm theo một chuỗi tăng giá mạnh mẽ, đưa giá Bitcoin lên đỉnh cao vào tháng 12 năm 2017. Mặc dù có thể tranh cãi về mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện Halving và những đợt tăng giá thị trường, nhưng những quan sát này cho thấy thị trường hiểu được rằng nguồn cung giảm cùng với nhu cầu tăng đang diễn ra.
Điều Gì Làm Nên Sự Khác Biệt Lần Này
Sự kiện Halving sắp tới sẽ là lần đầu tiên nó gặp phải sự kết hợp của nhiều xu hướng và phát triển thị trường, tạo ra một bối cảnh lạc quan không giống bất kỳ lần Halving trước đó. Điều quan trọng nhất trong “cơn bão hoàn hảo” này là việc một loạt các Quỹ Giao Dịch Bitcoin sẽ được các tổ chức tài chính lớn ở Hoa Kỳ ra mắt. Điều này không chỉ tăng cường tính tiện lợi và uy tín của Bitcoin mà còn tích hợp nó sâu rộng vào hệ thống tài chính truyền thống, mở rộng sự hấp dẫn và có thể làm tăng nhu cầu.
Tác động của ETFs và xu hướng mới
Kể từ khi ETF Bitcoin được giới thiệu tại Hoa Kỳ, giá Bitcoin đã tăng mạnh, đạt đỉnh mới trong tuần này. Với khối lượng giao dịch của các ETF Bitcoin niêm yết ở Hoa Kỳ vượt quá 10 tỷ đô la, điều này chứng tỏ sự quan tâm ngày càng tăng từ cả nhà đầu tư lẫn tổ chức. Sự kịch tính này là minh chứng cho việc những Quỹ đã tạo điều kiện cho một lượng vốn mới đổ vào và lợi nhuận chiến lược từ các nhà giao dịch muốn tận dụng tăng giá Bitcoin gần đây.