Thứ tư, Tháng mười 30, 2024
Google search engine
HomeTin tứcDeFiDeFi là gì? Các thông tin chi tiết về DeFi

DeFi là gì? Các thông tin chi tiết về DeFi

1. DeFi là gì?

DeFi, viết tắt của Decentralized Finance, hay Tài chính phi tập trung. Là một hệ thống tài chính tận dụng công nghệ Blockchain để tạo ra một môi trường giao dịch phi tập trung. Trong môi trường này, nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch tài chính. Không bị chi phối bởi bất kỳ tổ chức chính phủ hay bên thứ ba nào.

Thuật ngữ tài chính phi tập trung chỉ một phong trào. Nhằm tạo ra một hệ sinh thái dịch vụ tài chính mã nguồn mở, minh bạch và không cần sự cho phép. Dành cho tất cả mọi người và hoạt động mà không dựa vào bất kỳ cơ quan tập trung nào. Người dùng hoàn toàn kiểm soát tài sản của mình. Tương tác với hệ sinh thái này thông qua các ứng dụng ngang hàng (P2P) và các ứng dụng phi tập trung (dapps).

Các dịch vụ và sản phẩm tài chính của DeFi rất phong phú. Bao gồm các tài sản kỹ thuật số có thể hoặc không thể đại diện cho các tài sản thực. Cũng như các hợp đồng thông minh có thể mô phỏng các sản phẩm phái sinh trong thị trường tài chính truyền thống.

2. Bản chất của DeFi là gì?

Về cơ bản, DeFi hoạt động dựa trên cơ sở hạ tầng của nền tảng blockchain. Do đó nó thừa hưởng tất cả các đặc tính và lợi ích mà công nghệ blockchain mang lại, bao gồm:

  • Tính phi tập trung (Decentralized): DeFi không bị kiểm soát hay can thiệp bởi bên trung gian thứ ba. Thay vào đó, các giao dịch được thực thi nhờ mã lập trình sẵn trong hợp đồng thông minh trên blockchain.
  • Tính phân tán (Distributed): Dữ liệu giao dịch trong DeFi được xác thực và lưu trữ trên các node toàn cầu. Đảm bảo tính chính xác của giao dịch và tính bảo mật của hệ thống.
  • Tính minh bạch (Transparency): Tất cả dữ liệu giao dịch và mã nguồn trong hợp đồng thông minh đều được công khai. Cho phép bất kỳ ai cũng có thể truy cập và kiểm tra thông tin liên quan.
  • Tính mở và không cần cấp phép (Open & Permissionless): Người dùng có thể tự tạo ứng dụng DeFi hoặc sử dụng các dịch vụ có sẵn. Thông qua mạng internet mà không cần cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào.
  • Tính ẩn danh (Anonymity): Người dùng chỉ cần chia sẻ địa chỉ ví (public key). Không cần thực hiện xác minh danh tính (KYC) như trong mô hình tập trung, đảm bảo tính ẩn danh và quyền riêng tư.
  • Tính tự quản (Self-custody): Người dùng có toàn quyền kiểm soát tài sản và ví tiền điện tử của mình thông qua private key được mã hoá.

3. Cốt lõi của DeFi

Blockchain, với cấu trúc chuỗi khối và tính phân tán đã phát triển thành một sổ cái kỹ thuật số. Ghi lại mọi giao dịch trong mạng lưới và có thể truy cập từ mọi nơi. Tính bất biến và mã nguồn mở của blockchain tạo ra sự minh bạch, mã hóa dữ liệu và đảm bảo an ninh thông qua khóa bảo mật và quyền riêng tư.

Những đặc điểm này của blockchain là nền tảng lý tưởng cho hợp đồng thông minh (smart contract) để phát triển và mở rộng lĩnh vực DeFi. Các hợp đồng thông minh hoạt động tự động. Không cần sự cho phép và không dựa vào sự tin cậy từ bên thứ ba. Nhờ vào tính phi tập trung, dữ liệu bất biến và tính minh bạch của blockchain.

Hợp đồng thông minh không chỉ là tập hợp các quy tắc và điều khoản. Mà còn là một phần của lớp giao thức phát triển trên cơ sở hạ tầng blockchain. Chúng được lưu trữ và chạy song song với các trình xác thực của mạng lưới blockchain. Tương tự như lớp giao thức phát triển trên nền tảng của blockchain.

So với các ứng dụng và giao thức Web hiện nay. Nơi chúng ta chỉ tương tác với bề mặt giao diện lập trình thì hợp đồng thông minh của DeFi lại mở cửa cho người dùng. Cho phép họ dễ dàng truy cập và kiểm soát logic giao thức bên trong thông qua mã nguồn mở. Điều này tạo ra sự minh bạch và khả năng tương tác đặc biệt trong thế giới tài chính phi tập trung.

4. DeFi được sử dụng trong trường hợp nào?

Dưới đây là một số phương thức phổ biến mà người dùng đang tương tác với DeFi:

  • Vay và cho vay: Các giao thức cho vay mở giúp quá trình cho vay trở nên rẻ hơn, nhanh hơn và dễ dàng cho nhiều người sử dụng.
  • Quản lý tài sản: Cung cấp các công cụ giúp người dùng quản lý tài sản dễ dàng hơn bao giờ hết. Đồng thời cho phép cài đặt chế độ riêng tư cho dữ liệu. Người dùng thậm chí có thể kiếm được tiền lãi và tiền thưởng.
  • Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX): Cho phép giao dịch tài sản kỹ thuật số mà không cần bên trung gian. Phí giao dịch trên các sàn này thường thấp hơn. Người dùng có toàn quyền kiểm soát tài sản của mình.
  • Stablecoin: Một loại tiền mã hóa có liên kết với tài sản nhằm giảm sự biến động. Gắn kết chặt chẽ với không gian DeFi. Khi giá tiền mã hóa biến động, stablecoin giúp người dùng tránh thua lỗ trong các giai đoạn biến động mạnh.

5. Các thành phần của DeFi

dApp – Ứng dụng phi tập trung trong DeFi thường được xây dựng và hoạt động trên cơ sở hạ tầng của các blockchain Layer 1. Các ứng dụng này cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, tạo nên một hệ sinh thái DeFi trên blockchain.

Các thành phần chính trong DeFi bao gồm:

  • Stablecoin: Loại tiền điện tử giúp giảm thiểu sự biến động giá. Bằng cách neo giá trị vào một tài sản ổn định như tiền pháp định (fiat), hàng hoá (vàng, bạc…) hoặc một đồng tiền điện tử khác.
  • Lending & Borrowing (Loan): Nền tảng vay và cho vay tiền điện tử. Giúp nhà đầu tư tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và thu hút thanh khoản cho thị trường.
  • DEX (Decentralized Exchange): Sàn giao dịch phi tập trung cho phép người dùng mua bán, hoán đổi, và cung cấp thanh khoản cho các tài sản tiền điện tử.
  • Wallet: Ví lưu trữ coin/token/NFT, cho phép chuyển, nhận, và theo dõi số dư. Mỗi ví có một public key (địa chỉ ví) và private key. Giúp người dùng toàn quyền truy cập và kiểm soát tài sản.
  • Derivatives: Phái sinh là hợp đồng giao dịch tài chính dựa trên giá trị tương lai của một loại tiền điện tử. Bao gồm các nhánh chính như Perpetual, Options và Synthetic.
  • Launchpad: Nền tảng hỗ trợ các dự án ra mắt lần đầu. Bằng cách phát hành và mở bán token với giá ưu đãi, tạo cơ hội kiếm lợi nhuận hiệu quả.
  • Bridge: Cầu nối cho phép chuyển giao coin/token. Hay dữ liệu từ blockchain này sang blockchain khác, bao gồm blockchain Layer 1, Layer 2, và sidechain.
  • Liquid Staking: Giao thức cho phép stake coin/token để nhận lại các LST (Liquid Staking Token) và kiếm lợi nhuận. Ngoài APY từ staking, LST có thể mua bán, cho vay, và dùng làm tài sản thế chấp trên các nền tảng khác.
  • Identity: Các dự án giúp xác thực và lưu trữ dữ liệu danh tính cho người dùng. Bao gồm các nhánh nhỏ như Name Service và Identity Aggregator.
  • Insurance: Nền tảng cung cấp dịch vụ bảo hiểm để bảo vệ tài sản tiền điện tử của người dùng.
  • DAO (Decentralized Autonomous Organization): Tổ chức tự trị phi tập trung hoạt động độc lập mà không cần sự can thiệp của con người.
Tin liên quan
- Advertisment -
Google search engine

Phổ biến