Thứ năm, Tháng mười hai 12, 2024
Google search engine
HomeTin tứcCosmos là gì? Thông tin chi tiết về Cosmos

Cosmos là gì? Thông tin chi tiết về Cosmos

1. Định nghĩa Cosmos là gì?

Là một nền tảng blockchain với mục tiêu tạo ra môi trường kết nối các blockchain khác nhau. Môi trường này cho phép các blockchain hoạt động độc lập nhưng vẫn có khả năng giao tiếp và trao đổi dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả.

Cosmos tự xem mình như một “Layer 0,” tức là tầng cơ bản mà các blockchain khác có thể kết nối. Nền tảng này mở ra khả năng kết nối cho các dự án blockchain “Layer 1” như Solana, Terra, và Binance Smart Chain.

Nền tảngơ nhằm mục đích mở rộng khả năng kết nối thông qua một giao thức cầu nối gọi là IBC (Internet Blockchain Communication). Điều này góp phần tạo ra một mạng lưới các blockchain, cho phép chúng tương tác với nhau dễ dàng.

Tầm nhìn là xây dựng một “Internet of Blockchains” – nơi các blockchain có thể liên kết và làm việc cùng nhau như một mạng lưới phân tán lớn. IBC là công nghệ chủ chốt thúc đẩy tầm nhìn này, cho phép các ứng dụng và dịch vụ trên các blockchain khác nhau giao tiếp và tương tác linh hoạt với nhau.

2. Các tính năng cốt lõi của dự án Cosmos

Theo thiết kế của “Internet of Blockchains”, Cosmos cho phép các nhà phát triển DApp xây dựng các blockchain riêng của họ, thúc đẩy tính phi tập trung, khả năng tương tác, và sự liên kết trong toàn bộ hệ sinh thái. Để hỗ trợ các nhà phát triển, Cosmos cung cấp các công cụ như:

 


Mô hình của Cosmos SDK

  • Tendermint: Đây là một bộ công cụ phát triển sẵn có trong Cosmos, bao gồm hệ thống đồng thuận (Tendermint Core) và giao diện ứng dụng chung gọi là Application BlockChain Interface (ABCI). Các công cụ này giúp triển khai các tầng dữ liệu và thực hiện cơ chế đồng thuận, đơn giản hóa quá trình xây dựng và cung cấp cho nhà phát triển các bộ động cơ có tính tương thích cao.
  • Cosmos SDK: Đây là một khung phát triển giúp đơn giản hóa quá trình tạo ứng dụng blockchain, cho phép các nhà phát triển dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc xây dựng các giải pháp blockchain tùy chỉnh.
  • Inter-Blockchain Communication Protocol (IBC): Đây là giao thức tạo ra khả năng tương tác giữa các blockchain khác nhau trong hệ sinh thái Cosmos, thúc đẩy tính tương tác và kết nối không cần tin cậy giữa các blockchain.

3. Những đặc điểm nổi bật của Cosmos

3.1. Công nghệ phát triển nền tảng

Điểm nổi bật nhất của Cosmos so với các blockchain Layer-1 khác là công nghệ của nó. Khi so sánh với các blockchain có cùng mô hình Internet of Blockchain như Polkadot, Avalanche, Polygon, ta có thể thấy Cosmos có cách tiếp cận khác:

– Các blockchain khác tập trung vào việc kết nối giữa các chain trước, sau đó mới xây dựng chain chủ đạo và mở rộng ra các chain khác.

– Ở Cosmos, các blockchain nhỏ đã được phát triển từ những năm trước. Sau đó, Cosmos mới xây dựng cầu nối để kết nối các chain. Khi Cosmos hoàn thành cầu nối IBC vào tháng 3/2021, họ đã hoàn thành 100% lộ trình của mình.

3.2. Cosmos SDK

Giải quyết vấn đề phí giao dịch, làm đơn giản hóa trải nghiệm người dùng khi các Layer-1 (còn gọi là Zone/Hub, được xây dựng dựa trên Cosmos SDK – framework xây dựng blockchain), trên Cosmos sẽ tương tác thông qua cầu nối IBC.

Cosmos SDK có các điểm mạnh sau:

  • Tính module: Các blockchain có thể sử dụng Cosmos SDK và tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng của mình.
  • Khả năng mở rộng: Các chain chạy song song với nhau, đáp ứng tất cả các yêu cầu về việc mở rộng.
  • Khả năng tương tác giữa các blockchain: Được đảm bảo thông qua giải pháp IBC.
  • Cơ chế Proof of Stake (PoS): Tăng tính bảo mật của các dApps.
  • Cosmos Hub: Blockchain đầu tiên trong số nhiều blockchain sẽ được xây dựng trên mạng lưới của Cosmos Network.
  • Tendermint Core: Cung cấp các web-server, database và thư viện cho các ứng dụng blockchain.

Cosmos SDK

3.3. Cosmos Interchain Foundation là gì?

Interchain Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thụy Sĩ, bao gồm các kỹ sư, nhà phát triển và chuyên gia trong lĩnh vực blockchain. Interchain Foundation được thành lập nhằm mục đích quản lý và phân phối nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái Cosmos và các dự án liên quan đến nền tảng này.

Tương lai của Cosmos Hub (ATOM)

Sau hai năm tăng trưởng kể từ khi ra mắt vào năm 2019, Cosmos Hub (ATOM) đã phát triển một hệ sinh thái mang tên Interchain, đáp ứng một loạt nhu cầu cần thiết như:

Marketplace trên Cosmos Hub

Thiết lập và quản lý sàn giao dịch, thực hiện việc hoán đổi (swap) các tài sản kỹ thuật số trên Interchain, với thời gian xác nhận giao dịch nhanh chóng và mức phí rất phải chăng.

Cung cấp bảo mật

Nhờ vào chức năng stake liên chuỗi, ATOM đã sớm bảo mật được nhiều chuỗi và nhận phần thưởng (bounty) stake.

Router của Cosmos Hub

Đây là nhiệm vụ cốt lõi của trung tâm, kết nối các chuỗi với nhau thông qua IBC và các chuỗi phù hợp, quản lý các cầu nối phi tập trung với các chuỗi như Bitcoin và Ethereum.

Trung tâm lưu ký

Rất an toàn và là nơi tốt nhất để lưu trữ các loại tài sản kỹ thuật số cũng như quản lý tài khoản với nhiều chuỗi.

Hiện nay, Interchain của Cosmos Hub đang hướng đến việc phát triển các tính năng DeFi với mục tiêu tạo thành một hệ sinh thái riêng, bao gồm:

  • Interchain Accounts: Sử dụng một tài khoản cho tất cả các blockchain.
  • Liquidity Pool: Cung cấp thanh khoản.
  • DEX Exchange: Swap token và collectibles.
  • Wrap Assets: Cung cấp dịch vụ wrap tài sản của BTC hoặc ETH.
Tin liên quan
- Advertisment -
Google search engine

Phổ biến