Mục lục
- Chainlink (link) là gì?
- Vấn đề mà Chainlink giải quyết
- Cách thức hoạt động của Chainlink
- Tại sao LINK có giá trị và hấp dẫn nhà đầu tư?
- Ưu nhược điểm
- Lưu trữ link
- Ứng dụng của link
- Kết luận
1. Chainlink (LINK) là gì?
Chainlink là một dự án blockchain được phát triển để kết nối các dịch vụ thanh toán như PayPal và Visa, cũng như các ngân hàng như HSBC và Wells Fargo, với các blockchain. Dự án bắt đầu vào năm 2015 và đến năm 2017, Chainlink ra mắt token LINK (theo chuẩn ERC-20) thông qua vòng bán token ICO (Initial Coin Offering).
Mục tiêu của Chainlink là tạo ra một nền tảng blockchain kết nối với các ứng dụng và dữ liệu thực tế cũng như API. Ban đầu, dự án có tên là Smart Contract, sau đó đổi thành ChainLink để phù hợp với mục tiêu liên kết và thu hẹp khoảng cách giữa các hệ thống blockchain và hệ thống thanh toán truyền thống. ChainLink đặt mục tiêu trở thành nền tảng phi tập trung Oracle đầu tiên cho Ethereum, Bitcoin và các blockchain khác.
Chainlink có một đồng tiền gốc gọi là LINK, một loại tiền điện tử dựa trên nền tảng Ethereum theo chuẩn token ERC-20. LINK chủ yếu được dùng để dự trữ và thanh toán cho những cá nhân thao tác tại nút khi một giao thức hoặc một người tham gia nền tảng lập hợp đồng yêu cầu. Đồng thời, những người này cũng phải ký gửi một số lượng LINK nhất định để cam kết về tính minh bạch và trung thực, và số LINK này sẽ bị tịch thu nếu phát hiện hành động gây hại.
2. Vấn đề mà Chainlink giải quyết
Blockchain là một mạng phi tập trung thực hiện tính toán và lưu trữ dữ liệu trong một sổ cái chung, khác biệt với các hệ thống tập trung truyền thống ở các điểm sau:
- Không có cá nhân hoặc nhóm duy nhất kiểm soát.
- Mọi người đều có quyền truy cập như nhau để gửi lệnh.
- Các ứng dụng và dữ liệu không thể bị can thiệp hoặc xóa.
- Tất cả các giao dịch được ghi lại liên tục trong một sổ cái.
- Các giao dịch được thanh toán bằng native token.
Các vấn đề Chainlink giải quyết
Tuy nhiên, điểm yếu cố hữu của blockchain là các hợp đồng thông minh (smart contract). Các hợp đồng cần dữ liệu (ví dụ: thông tin khởi hành chuyến bay) để thực hiện các lệnh. Nhưng hầu hết dữ liệu cần để số hóa và tự động hóa các thỏa thuận trong thế giới thực không được lưu trữ trên blockchain. Hợp đồng thông minh cũng không thể lấy dữ liệu bên ngoài. Bởi vì các blockchain hoạt động giống như một hộp đen không có khả năng kết nối với thế giới thật. Điều này làm hạn chế nghiêm trọng các loại hợp đồng thông minh mà các nhà phát triển có thể tạo ra.
Cách duy nhất để đưa dữ liệu vào blockchain một cách hiệu quả là: Thông qua một phần mềm có tên gọi là “oracle”. Tuy nhiên, nếu chỉ có một oracle duy nhất, tập trung chịu trách nhiệm nhập dữ liệu để kích hoạt hợp đồng thông minh. Thì oracle đó có toàn quyền kiểm soát kết quả của hợp đồng thông minh. Điều này dẫn đến một điểm thất bại nghiêm trọng được gọi là “vấn đề oracle”. Khiến toàn bộ hợp đồng thông minh gặp rủi ro.
3. Cách thức hoạt động của Chainlink
Để tạo điều kiện giao tiếp giữa người dùng và các nguồn dữ liệu bên ngoài. Chainlink chia quy trình thực hiện thành ba bước:
- Lựa chọn Oracle (nguồn cấp dữ liệu): Người dùng Chainlink soạn thảo một thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA). Với các yêu cầu dữ liệu mong muốn. Phần mềm sử dụng SLA để khớp người dùng với các nguồn cấp dữ liệu phù hợp. Sau đó gửi SLA cùng với LINK vào hợp đồng khớp lệnh.
- Báo cáo dữ liệu: Các nguồn cấp dữ liệu kết nối với các nguồn bên ngoài, lấy dữ liệu thực tế theo SLA và gửi dữ liệu này trở lại các hợp đồng chạy trên blockchain Chainlink.
- Tổng hợp kết quả: Hợp đồng tổng hợp kiểm đếm và đánh giá tính hợp lệ của dữ liệu thu thập được, sau đó trả lại kết quả cho người dùng.
Chainlink hỗ trợ ba loại hợp đồng thông minh:
- Hợp đồng tổng hợp: Thu thập và khớp các kết quả chính xác nhất từ nguồn cấp dữ liệu.
- Hợp đồng khớp lệnh: Khớp SLA của hợp đồng thông minh với các biện pháp đặt giá thầu tốt nhất.
- Hợp đồng uy tín: Xác minh tính toàn vẹn của Oracle bằng cách kiểm tra lịch sử hồ sơ của nó.
Chainlink tương tác với các nguồn cấp dữ liệu không thuộc blockchain của mình và chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu thế giới thực theo yêu cầu của các hợp đồng. Các nút của Chainlink bao gồm hai thành phần:
- Lõi Chainlink: Đọc SLA và định tuyến đến Chainlink Adapter.
- Bộ chuyển đổi Chainlink: Kết nối với các dịch vụ bên ngoài, đọc và xử lý dữ liệu và ghi vào blockchain.
4. Tại sao LINK có giá trị và hấp dẫn nhà đầu tư?
LINK có giá trị vì nó đảm bảo thực hiện thành công các hợp đồng thông minh phụ thuộc vào mạng Chainlink. LINK được sử dụng để thanh toán cho các nhà vận hành nút truy xuất dữ liệu. Đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm duyệt tương tác giữa người dùng Chainlink. Số lượng LINK mà một nguồn cấp dữ liệu nắm giữ quyết định danh tiếng của họ. Nguồn cung token LINK bị hạn chế, chỉ có 1 tỷ LINK.
5. Ưu và nhược điểm
-
Ưu điểm:
- Tính phi tập trung: Không có một thực thể nào kiểm soát dữ liệu, tăng tính bảo mật và tin cậy.
- Tính chính xác: Đảm bảo dữ liệu chính xác thông qua đa dạng nguồn dữ liệu, giao thức đồng thuận và tiền thưởng/phạt.
- Tính linh hoạt: Chainlink có thể được sử dụng với bất kỳ chuỗi khối nào.
-
Nhược điểm:
- Giới hạn: Công nghệ mới với mạng lưới nút còn hạn chế, có thể bị tắc nghẽn và khó xác minh dữ liệu từ nguồn bên ngoài.
- Bị phụ thuộc: Chainlink phụ thuộc vào Ethereum, nên nếu Ethereum gặp sự cố, Chainlink cũng sẽ bị ảnh hưởng.
6. Lưu trữ LINK
LINK tồn tại dưới dạng token trên chuỗi khối Ethereum, tuân theo tiêu chuẩn ERC-667. Và có thể được lưu trữ trong bất kỳ ví nào hỗ trợ, như Trust Wallet hoặc MetaMask.
7. Ứng dụng của LINK
Nhà vận hành nút Chainlink có thể đặt LINK để đấu thầu. Cho người mua dữ liệu và được thanh toán bằng LINK. Số lượng LINK mà một nhà vận hành nút nắm giữ quyết định khả năng truy cập vào các hợp đồng dữ liệu lớn hơn. Và nếu vi phạm quy tắc, họ sẽ bị mất LINK.
8. Kết luận
Công nghệ của Chainlink là một trong những yếu tố quan trọng nhất của DeFi và hệ sinh thái tiền mã hóa. Mặc dù phụ thuộc vào Ethereum, nhưng các nguồn dữ liệu bên ngoài đáng tin cậy là nền tảng quan trọng cho một hệ sinh thái lành mạnh trên chuỗi của các sản phẩm.