Thứ năm, Tháng mười hai 12, 2024
Google search engine
HomeTin tứcBlockchainSolana là gì? Các thông tin về Solana

Solana là gì? Các thông tin về Solana

1. Solana là gì?

Solana là một blockchain đơn khối nổi tiếng với tốc độ và hiệu suất cao. Đây là blockchain web-scale đầu tiên trên thế giới. Mã thông báo SOL, tiền điện tử gốc của nền tảng này, được sử dụng để thanh toán phí giao dịch. Kể từ khi ra mắt năm 2017, Solana đã trở thành một trong những loại tiền điện tử lớn nhất toàn cầu.

Vì Solana hỗ trợ hợp đồng thông minh, các nhà phát triển có thể sử dụng nó để xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApps). Sự phát triển mạnh mẽ của Solana đã giúp nó trở thành đối thủ cạnh tranh của các blockchain lớn khác như Ethereum và Cardano. Solana (SOL) được tạo ra nhằm giải quyết các hạn chế hiện tại của blockchain như khả năng mở rộng và chi phí giao dịch cao.

2. Đồng Solana hoạt động như thế nào?

Đồng Solana (SOL) hoạt động nhờ vào nền tảng blockchain Solana, một mạng lưới phân tán được xây dựng để thực hiện giao dịch với tốc độ và hiệu suất cao. SOL được sử dụng trong nhiều trường hợp trên mạng lưới này, bao gồm:

Quy tắc hoạt động của đồng Solana

  • Phí giao dịch: Người dùng cần thanh toán phí bằng SOL để thực hiện các giao dịch trên mạng Solana.
  • Bảo mật mạng lưới: SOL được sử dụng để góp phần vào việc bảo mật mạng lưới
  • Solana thông qua cơ chế Proof of History (PoH) và Proof of Stake (PoS).
  • Tính thanh khoản: SOL có thể được sử dụng để cung cấp thanh khoản và giúp giảm phí giao dịch trên mạng lưới Solana.
  • Phần thưởng và hỗ trợ dự án: SOL cũng có thể được dùng làm phần thưởng cho người tham gia mạng lưới và các nhà phát triển dApps.

    Ngoài ra, SOL còn được sử dụng để chạy các smart contract trên nền tảng Solana, tạo điều kiện cho sự phát triển của các ứng dụng phi tập trung đa dạng và hiệu suất cao.

3. Điểm nổi bật của dự án Solana là gì?

Khả năng xử lý ấn tượng của Solana được cấu thành từ 8 công nghệ cốt lõi:

Proof of History (PoH)

Proof of History là một loại đồng hồ mà các node trong mạng lưới Solana sử dụng để đồng bộ thời gian diễn ra các sự kiện (giao dịch).

Cụ thể, các giao dịch được mã hóa (hashed) kèm theo thông tin về thời gian và thứ tự của chúng. Điều này giúp các node sắp xếp thứ tự giao dịch nhanh hơn vì không cần kiểm tra lại thứ tự cũ của các giao dịch, từ đó xác minh giao dịch nhanh hơn và tiết kiệm chi phí tính toán.

Tower Byzantine Fault Tolerance (BFT)

Tower BFT là một biến thể của practical Byzantine Fault Tolerance (pBFT), được tối ưu hóa cho Proof-of-History. pBFT là một cơ chế đồng thuận yêu cầu:

Có ít nhất 2/3 số node trong mạng hoạt động đúng chức năng và không cố tình đưa ra giao dịch sai.
1/3 còn lại, dù gặp lỗi hoặc không trung thực, mạng lưới vẫn giữ được sự đồng thuận và tiếp tục hoạt động.

Để đạt được điều này, các node phải liên tục giao tiếp và chứng minh sự trung thực với nhau (kiểm tra với hash cũ của chuỗi và so sánh giữa các node gần nhau). Điều này làm cho tốc độ xác minh giao dịch chậm lại.

Tower BFT khắc phục điều này nhờ vào Proof-of-History. Các giao dịch đã được sắp xếp thứ tự, nên các node không cần giao tiếp và kiểm tra lẫn nhau, giúp đạt được đồng thuận một cách dễ dàng.

Gulf Stream

Vì Node Leader đã được biết trước, các giao dịch từ người dùng sẽ gửi thẳng tới validator sắp được chọn làm node leader nhờ Gulf Stream. Cụ thể như sau:

Thứ tự giao dịch đã được xác định trước nhờ Proof-of-History, nên các giao dịch sớm nhất sẽ được gửi cho node leader, còn các giao dịch trễ hơn sẽ được gửi tới các validator sắp được chọn làm node leader. Thứ tự của node leader đã được định sẵn, do đó quá trình này trở nên dễ dàng hơn.

Gulf Stream giúp loại bỏ mempool, một hệ thống hàng chờ mà ETH và BTC sử dụng. Nhờ vậy, giảm tải cho các node và tăng tốc độ giao dịch, vì trong hệ thống ETH, mỗi node phải tải toàn bộ dữ liệu về mempool rồi mới chọn giao dịch để xác minh.

Vậy tại sao mempool được Solana coi là một hạn chế và cần loại bỏ? Mối quan hệ của mempool với các node là gì? Hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Turbine

Thuật toán của Turbine cho phép data của một block được tách thành nhiều mảnh nhỏ, điều này cho phép data của một block được chuyển tới các validators nhanh hơn

Sealevel

Sealevel là một Engine cải tiến trong việc xử lý các transaction một cách song song giúp cho Solana có thể mở rộng theo chiều ngang.

Với Sealevel, các công việc tính toán gần như sẽ được xử lý ở cấp độ máy tính nhờ Berkeley Packet Filter (một dạng filter phổ biến giúp tăng tốc độ xử lý của máy tính). Do đó, điểm mạnh của Sealevel là khi software của các nodes được nâng cấp (GPUs, SSDs) thì tốc độ xử lý hàng ngang cũng từ đó mà tăng lên.

Pipeline

Pipeline có thể được hiểu là hệ thống phân phối dữ liệu của Solana. Việc gửi dữ liệu của các block đến các node được định sẵn nhờ vào Pipeline, giúp tăng tốc độ xác minh giao dịch của các node. Các node nhận được dữ liệu nhanh hơn nên sẽ xác minh nhanh hơn.

Cloudbreak

Cloudbreak là một cấu trúc dữ liệu nhằm tăng tính mở rộng của Solana. Cloudbreak kết hợp với thiết kế Proof-of-History của mỗi giao dịch, giúp các validators có thể truy xuất trạng thái (state) của các tài khoản (địa chỉ ví) một cách nhanh chóng, ngay cả trước khi giao dịch được mã hóa và đưa vào block.

Archivers

Solana cũng có một hệ thống lưu trữ toàn bộ chuỗi blockchain gọi là Archivers. Các node Archiver đóng vai trò lưu trữ thông tin của chuỗi. Mỗi archiver lưu trữ một phần nhỏ của lịch sử giao dịch.

Tổng kết lại, trong 8 công nghệ cốt lõi, ta thấy Solana tập trung vào việc tối ưu hóa quá trình xử lý giao dịch của mạng lưới, giúp tăng tốc độ xác minh giao dịch và giảm chi phí, từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng.

Tuy nhiên, Solana là một blockchain còn non trẻ, nên việc xuất hiện các vấn đề liên quan đến nền tảng là dễ hiểu. Từ đầu năm 2022 đến nay, Solana đã ngừng hoạt động 8 lần. Nguyên nhân chính của việc này là do cơ chế đồng thuận và thiết kế của Solana. Để giải quyết vấn đề này, Solana sẽ áp dụng hàng loạt giải pháp trong thời gian tới.

Tin liên quan
- Advertisment -
Google search engine

Phổ biến