Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024
Google search engine
HomeTin tứcArbitrum là gì? Các thông tin về Arbitrum

Arbitrum là gì? Các thông tin về Arbitrum

1. Arbitrum là gì?

Arbitrum là một giải pháp Layer 2 được thiết kế dựa trên công nghệ Optimistic Rollups để giải quyết các vấn đề về tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng của mạng Ethereum.

Arbitrum được phát triển bởi Offchain Labs, một công ty nghiên cứu và phát triển blockchain, được thành lập vào năm 2018 bởi Ed Felten, Steven Goldfeder, và Harry Kalodner. Công ty lần đầu tiên đề xuất giải pháp này qua một bài thuyết trình tại Đại học Princeton vào năm 2018. Giải pháp Layer 2 này có các điểm nổi bật sau:

  1. Khả năng tương thích EVM cao: Arbitrum được coi là một trong những Rollups tương thích với EVM tốt nhất. Bất kỳ ngôn ngữ nào có thể biên dịch sang EVM như Solidity và Vyper đều hoạt động hiệu quả trên Arbitrum. Điều này giúp các nhà phát triển dễ dàng bắt đầu, mà không cần phải học một ngôn ngữ mới.
  2. Công cụ mạnh mẽ dành cho nhà phát triển: Đội ngũ phát triển Arbitrum đang nỗ lực giảm thiểu các rào cản khi xây dựng giải pháp Layer 2. Họ đã phát hành các tài liệu phát triển cho Arbitrum, cho phép các nhà phát triển sử dụng các công cụ hiện có của Ethereum.
  3. Phí giao dịch thấp: Là một giải pháp mở rộng quy mô Layer 2 cho Ethereum, Arbitrum không chỉ tăng cường thông lượng giao dịch mà còn giảm thiểu phí giao dịch. Nhờ công nghệ Rollups, Arbitrum có thể cắt giảm phí xuống chỉ còn một phần nhỏ so với phí trên Ethereum.

2. Cơ chế hoạt động của Arbitrum

Để đi tìm hiểu cơ chế hoạt động thì ta cần biết các vai trò quan trọng trong mạng lưới Arbitrum, chúng bao gồm:

    1. Sequencer:
      • Vai trò: Thực thi và sắp xếp giao dịch thành một Batch trước khi đăng lên Ethereum.
      • Khác biệt: Không nên nhầm lẫn với Validator.
    2. Proposer:
      • Vai trò: Cập nhật State Root (trạng thái mạng) lên Ethereum.
    3. Challenger:
      • Vai trò: Gửi bằng chứng chứng minh trạng thái mạng có giao dịch độc hại.
      • Quyền: Mở cho bất kì ai có thể thách thức trạng thái mạng.
Cơ chế hoạt động của công nghệ Optimistic Rollups chung
  1. Về cơ bản, cơ chế hoạt động của Arbitrum diễn ra như sau:

    Bước 1: Sắp xếp và Xác minh Giao dịch trên Arbitrum
    Sequencer sắp xếp các giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định và xác minh tính chính xác của chúng.

    Bước 2: Đóng gói và Gửi Batch lên Ethereum
    Các giao dịch được đóng gói thành một Batch thành công trước khi đưa lên Ethereum.
    Proposer cập nhật trạng thái mạng (State Root) lên Ethereum đồng thời.

    Bước 3: Thử thách State Root trên Ethereum (7 ngày)
    State Root trên Ethereum phải trải qua thử thách trong vòng 7 ngày.
    Nếu có ai đó gửi Fraud Proof chứng minh có giao dịch độc hại, sẽ kích hoạt chế độ giải quyết tranh chấp.
    Nếu không có cáo buộc nào trong vòng 7 ngày, State Root được coi là thành công.

    Bước 4: Xác Minh và Cập Nhật State Root trên Ethereum
    Nếu State Root được xác minh thành công, sẽ cập nhật trên chuỗi chính của Ethereum.
    Các giao dịch sau đó trở thành không thể đảo ngược.

    Chú ý: Trong vòng 7 ngày, thậm chí các giao dịch đã được hoàn tất trên Layer 2 cũng có thể bị đảo ngược. Điều này là lý do khiến việc rút tiền từ các nền tảng Optimistic Rollup về Ethereum mất khoảng 7 ngày để đảm bảo tính an toàn và tránh gian lận.

3. Ưu và nhược điểm của ARB là gì?

Ưu điểm

  • Phương pháp “multi-round rollup” của Arbitrum đã giảm đáng kể chi phí liên quan đến Fraud Proofs, nhằm tối ưu hóa chi phí và mở rộng khả năng ứng dụng, đặc biệt hỗ trợ cho các giao dịch phức tạp.
  • Hoàn toàn tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM), Arbitrum mang lại trải nghiệm gần giống như làm việc với các hợp đồng thông minh trên L1 và hỗ trợ các công cụ ETH. Điểm đặc biệt là Arbitrum có thể thực thi mã EVM trực tiếp mà không cần biên dịch lại các hợp đồng thông minh, giữ nguyên tính tương thích.
  • Thời gian rút tiền trên Arbitrum cũng nhanh hơn so với các giải pháp Rollup khác (khoảng 1 ngày so với 1-2 tuần của Optimism). Dự án đang tiếp tục nghiên cứu các giải pháp khác để giảm thời gian rút tiền xuống mức thấp hơn nữa.

Nhược điểm

  • Số lượng ứng dụng phi tập trung (Dapp) vẫn còn hạn chế, đặc biệt là so với Ethereum.
  • Cách tiếp cận “multi-round rollup” của Arbitrum có thể làm tăng thời gian xử lý tranh chấp. Sự trễ này có thể là kết quả của việc sử dụng nhiều vòng xác nhận để giải quyết tranh chấp. Đồng thời, sự quyết tâm của Arbitrum trong việc hỗ trợ nhiều giải pháp mở rộng khác như side chains và channels cũng tạo ra một vấn đề phức tạp: việc chuyển đổi giữa các giải pháp này.

4. Arbitrum Token là gì?

ARB là native token của Arbitrum.

ARB Token Key Metric

Token Name: Arbitrum

Ticker: ARB

Blockchain: Arbitrum

Token Contract: 0x912CE59144191C1204E64559FE8253a0e49E6548

Token Type: Utility, Governance

Total Supply: 10,000,000,000 ARB

Circulating Supply: Updating…

Claiming live day: 23

ARB Token Use Cases

ARB sẽ có những chức năng chính như sau:

Token quản trị Arbitrum DAO

Hỗ trợ các dự án phát triển trên hệ sinh thái

ARB Token Allocation

ARB được phân bổ theo tỷ lệ như sau:

1.

DAO Treasury: 42.78%

2.

Team & Advisors: 26.94%

3.

Investors: 17.53%

4.

Airdrop: 11.62%

5.

DAOs on Arbitrum: 1.13%

ARB Token Release Schedule

ARB Token được phân bổ theo lịch trình như sau:

DAO Treasury: Phụ thuộc vào các holder thông qua việc voting

Team & Advisors: Lịch phân bổ trong 4 năm với 1 năm khóa và 3 năm phân bổ tuyến tính

Investors:  Lịch phân bổ trong 4 năm với 1 năm khóa và 3 năm phân bổ tuyến tính

Airdrop: Mở khóa tại block 16890400 (dự kiến diễn ra lúc 19h55 23/3/2023)

DAOs on Arbitrum: Mở khóa tại block 16890400

Tại thời điểm claim token retroactive, nhu cầu cao nên thường xuyên bị nghẽn mạng, phí cao.

ARB Token Sale

Với việc Offchain Labs đã trải qua 3 vòng gọi vốn, tổng cộng lượng ARB phân bổ tới nhóm các nhà đầu tư là 1,753,000,000 ARB, tương đương 17.53% nguồn cung của ARB.

Tin liên quan
- Advertisment -
Google search engine

Phổ biến