1. Cardano là gì?
Cardano (ADA) là một mạng lưới blockchain Proof-of-Stake (PoS) với nhiều thành phần thiết kế như nền tảng phát triển ứng dụng phi tập trung (dApp), sổ cái hỗ trợ đa tài sản, và các hợp đồng thông minh có thể xác minh được.
Sự ra đời và phát triển liên tục của Cardano dựa trên nhiều nghiên cứu học thuật, đặc biệt là giao thức Ouroboros – một giao thức Blockchain Proof-of-Stake an toàn và bảo mật, giúp dự án này nổi bật so với các giao thức blockchain khác.
Sổ cái giao dịch sử dụng phiên bản UTXO được sửa đổi và đang trong quá trình phát triển để hỗ trợ hợp đồng thông minh.
Mặc dù Cardano được xếp hạng là dự án tiền mã hóa được phát triển tích cực nhất vào năm 2019 theo Báo cáo Thị trường của Santiment, nhưng việc hỗ trợ mạng chính cho các hợp đồng thông minh vẫn chưa được hoàn thiện, điều này làm cản trở sự phát triển của các ứng dụng phi tập trung và các token khác trên mạng lưới của nó.
2. Thông tin cơ bản về Ada coin (Cardano)
ADA là mã thông báo gốc của Cardano, được đặt theo tên của Ada Lovelace – một nhà toán học thế kỷ 19, người được công nhận là lập trình viên máy tính đầu tiên và là con gái của nhà thơ Lord Byron.
Token Metric
+ Token Name: ADA Token
+ Ticker: ADA.
+ Blockchain: Cardano blockchain
+ Smart contract: N/A
+ Token type: Platform, Governance
+ Total Supply: 45,000,000,000 ADA
+ Circulating Supply: 32,066,390,668(71.25%) ADA
– Token Allocation
+ ADA Team, Investors: 11.22%
+ ICO: 58.16%
+ Staking rewards: 30.61%
Quá trình gọi vốn
Quá trình phân phối ADA được tiến hành từ 09/2015 và kết thúc vào tháng 01/2017 với gần 26 tỷ ADA đã được bán sau 4 đợt, tổng số tiền gọi được lên đến ~63 triệu USD
Trong đó:
+ 94.45%: được mua bởi nhà đầu tư Nhật Bản
+ 2.56%: được mua bởi nhà đầu tư Hàn Quốc
+ 2.39%: được mua bởi nhà đầu tư Trung Quốc và các nước khác
Chi tiết như bảng bên dưới:
3. Đặc điểm nổi bật của Cardano
Cardano giải quyết ba vấn đề lớn của blockchain: khả năng mở rộng (Scalability), khả năng tương tác (Interoperability), và tính bền vững (Sustainability).
Khả năng mở rộng (Scalability):
Khi nói về khả năng mở rộng, nhiều người nghĩ ngay đến số giao dịch mỗi giây (TPS). Tuy nhiên, với Cardano, khả năng mở rộng bao gồm ba yếu tố chính:
- Transaction Per Second (TPS): Cardano sử dụng thuật toán đồng thuận Ouroboros, thuộc nhóm Proof of Stake.
- Mạng lưới (Network): Để tăng băng thông của mạng, Cardano sử dụng công nghệ RINA (Recursive Inter-Network Architecture) để chia mạng lưới thành nhiều mạng con (subnetwork), có thể tương tác với nhau khi cần.
- Mở rộng dữ liệu (Data Scaling): Để giảm dung lượng dữ liệu của mỗi giao dịch, Cardano xem xét hai giải pháp là Subscriptions (chia vùng) và Sidechains.
Khả năng tương tác (Interoperability):
Hiện tại, có nhiều blockchain nền tảng, nhưng chúng không thể giao tiếp và tương tác với nhau. Theo lộ trình, Cardano sẽ phát triển giải pháp cho khả năng tương tác giữa các blockchain khác nhau sau giai đoạn Goguen.
Tính bền vững (Sustainability):
Tính bền vững của một dự án blockchain rất quan trọng, đặc biệt là làm sao để cân bằng lợi ích của miner/node và tổ chức phát triển dự án để duy trì hoạt động ổn định lâu dài. Cardano Foundation cần ngân sách để tiếp tục phát triển Cardano sau khi hợp đồng với IOHK kết thúc vào năm 2020. Vì vậy, Cardano đang xem xét tạo một quỹ dự trữ, giống như cách mà Dash đã làm, bằng cách thu một phần ADA khi một block mới được tạo ra.
4. Cách thức hoạt động của Cardano là gì?
Cardano được dùng để làm gì?
Cardano, giống như các token gốc khác của hệ thống blockchain, được sử dụng trong các trường hợp chính sau:
- Thanh toán: ADA coin được sử dụng để trả phí khi người dùng phát hành tài sản (UIA) trên mạng lưới Cardano trong tương lai gần.
- Tiền tệ: ADA coin có thể được sử dụng như một phương tiện trao đổi (medium of exchange).
- Phần thưởng: ADA coin được dùng làm phần thưởng khối cho các node trong mạng lưới khi chức năng này bắt đầu được kích hoạt trên testnet Shelley thông qua Staking.
- Staking: Người dùng có thể stake ADA coin thông qua các pool staking và nhận phần thưởng khi node tạo ra block mới.
- Phí giao dịch trên blockchain Cardano: ADA coin được dùng để trả phí giao dịch trong mạng lưới Cardano với công thức tính phí như sau: Transaction Fee = a + b × size, trong đó:
- a: Hằng số chống DDoS (tấn công từ chối dịch vụ phân tán) (ADA)
- b: Hằng số chi phí giao dịch (ADA/byte)
- Size: Kích thước của giao dịch (byte).
5. Ưu điểm vượt trội của Ada coin (Cardano) so với các đồng coin khác
Tiết kiệm năng lượng
Ada coin là một trong 5 loại tiền điện tử thân thiện với môi trường nhất. Mặc dù yếu tố này chưa được nhiều người dùng quan tâm, nhưng đối với các hệ thống thanh toán lớn, việc tiết kiệm năng lượng là vô cùng quan trọng.
Để hiểu lý do Cardano nằm trong top những đồng coin thân thiện với môi trường, hãy xem so sánh lượng điện năng mà nó sử dụng so với một số đồng coin khác:
- Cardano – ADA: tiêu tốn 6 gigawatt giờ/năm
- Bitcoin – BTC: tiêu tốn 120 terawatt giờ/năm
- Ethereum – ETH: tiêu tốn 50 terawatt giờ/năm
Lưu ý rằng 1 terawatt bằng 1.000 gigawatt. Theo tính toán, lượng điện năng mà toàn bộ mạng Bitcoin sử dụng mỗi năm tương đương với quốc gia Argentina (hơn 45 triệu dân). Trong khi đó, tổng lượng điện năng mà mạng Cardano sử dụng mỗi năm chỉ tương đương với lượng điện năng của 600 hộ gia đình tại Mỹ.
Mạng Cardano sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Stake, không yêu cầu sức mạnh phần cứng như Proof of Work. Để tham gia xác minh giao dịch, bạn cần đặt cược Ada coin, do đó người tham gia không cần đầu tư phần cứng mạnh như khi đào Bitcoin.
Nguồn cung đã được ấn định
Tiền điện tử có thể có nguồn cung cố định hoặc vô hạn. Với các coin không giới hạn nguồn cung, giá trị của chúng khó có khả năng tăng cao trong dài hạn. Ngược lại, với coin có nguồn cung cố định, giá trị của chúng dù biến động nhưng trong dài hạn không bị mất giá.
Bitcoin có nguồn cung tối đa 21 triệu BTC, còn Cardano có nguồn cung tối đa 45 tỷ Ada. Vì vậy, trong dài hạn, ADA coin sẽ không phải đối mặt với tình trạng lạm phát như các đồng coin có nguồn cung vô hạn.
Khả năng xử lý giao dịch
Phần lớn các blockchain ra đời trước như Bitcoin và Ethereum đang đối mặt với vấn đề mở rộng mạng lưới khi giao dịch tăng cao. Bitcoin chỉ xử lý được 5 giao dịch mỗi giây, Ethereum xử lý khoảng 15 giao dịch mỗi giây, trong khi hệ thống Visa xử lý 1.700 giao dịch mỗi giây.
Theo một số thử nghiệm, mạng Cardano có khả năng hoàn tất 257 giao dịch mỗi giây. Trong tương lai, khi Cardano bổ sung lớp Hydra vào mạng blockchain, hiệu suất có thể tăng lên 1 triệu giao dịch mỗi giây.
Do đó, khi giao dịch với ADA coin, người dùng không phải lo lắng về tốc độ xử lý. Thời gian chuyển coin giữa các ví gần như tức thời.
Ứng dụng vào nhiều lĩnh vực
Cardano được đánh giá là dự án đáng đầu tư nhất hiện nay, sở hữu nhiều ứng dụng công nghệ đột phá, thích hợp cho nhiều ngành nghề trong tương lai.
Hiện tại, mạng Cardano là đối tác chính thức của Bộ Giáo dục Ethiopia, nơi lưu giữ hồ sơ cho hàng triệu học sinh, sinh viên tại Ethiopia trên chuỗi khối blockchain, đảm bảo thông tin không thể bị thao túng.
Ngoài ra, blockchain Cardano còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác:
- Dược phẩm: Xác thực tính thật giả của dược phẩm và cảnh báo đến khách hàng.
- Tài chính: Phù hợp cho ngành tài chính ngân hàng nhờ tốc độ xử lý giao dịch nhanh và bảo mật tốt.
- Nông nghiệp: Theo dõi chuỗi cung ứng, cung cấp thông tin đáng tin cậy cho nông dân và doanh nghiệp.